Hôm rồi tôi có dịp đến quán cafe ở lầu Tứ Phương Vô Sự. Một không gian hoàn toàn thiên nhiên, gần gũi mà khi đặt chân đến, bất kỳ ai cũng thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái. Họ không phải hoa mắt bởi cảnh trí quá rườm rà, hay đơn giản đến độ không có gì để... đến.
Ngồi nơi đây có thể nhìn xuống đường Đặng Thái Thân để nghe từng nhịp Huế đi qua thật chậm. Bên cạnh những tách trà, cafe... là những câu chuyện mà theo tôi nghĩ là ít nhiều đều có liên quan đến lịch sử, đến đời sống và sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Rồi những bức tranh được bày biện một cách trang trọng để mọi người dễ dàng chiêm ngưỡng và cũng là để kích thích sự tìm tòi, hiểu biết của giới trẻ về lịch sử văn hoá nước nhà. Đó cũng là cách để " dân ta phải biết sử ta " hơn.
Nhìn những cây sứ đang ra hoa với tán lá xum xuê, xanh mướt mà tôi cứ liên tưởng đến mái tóc mượt mà óng ả của người thiếu nữ Huế, được điểm trang bằng những chiếc kẹp hoa sứ trắng vàng xinh xắn, trông rất dịu dàng mà đầy kiêu hãnh, quý phái.
Ở phía bên kia nhìn xuống dưới là hồ sen. Những búp sen yểu điệu nghiêng mình như cúi chào những người khách tha phương...
Tất cả các mùi hương như quyện lại, theo gió phảng phất trong một không gian mở trông đẹp đến lạ lùng...
Cách đây không lâu, báo chí đều phản ảnh việc dùng lầu Tứ Phương Vô Sự làm quán cafe. Theo tôi nghĩ " cafe TPVS " cũng là việc " mở mang " Huế đó thôi, và cũng là một cách để giới thiệu với du khách. Nếu như không có quán cafe này thì liệu mấy ai được biết đến lầu TPVS. Tuy nhiên cafe TPVS cũng nên chăm chút kỹ hơn đến cách ăn mặc của nhân viên.
Một tà áo dài tím thướt tha, một phong cách phục vụ nhẹ nhàng, niềm nở, lịch sự... Ngoài ra cần có những bàn ghế kiểu cổ bằng chất liệu gỗ, hoà điệu với những bản nhạc Huế du dương, trầm bổng... sẽ là một cảm giác thi vị, thư thái, hoài cổ cho những ai đến đây.
Tuy có một điều làm tôi băn khoăn là làm sao vẫn giữ được quán cafe mà lại không làm ảnh hưởng đến bên trong của lầu TPVS. Vì ở đó cần được giữ nguyên hiện trạng như vẻ ban đầu vốn có của nó thì sẽ tốt hơn...
Nói đến lầu Tứ Phương Vô Sự tôi chợt nhớ lại nhiều năm trước cũng có một dự án xây dựng nhà hàng, khách sạn trên đồi Vọng Cảnh.
Một ý kiến hay. Nhưng lại không được sự đồng tình ủng hộ của công chúng. Thật ra, cũng không hẳn là người ta không đồng tình, mà có lẽ do có nhiều sự bất hợp lý, không khả thi trong dự án này.
Xây dựng mà vẫn không làm phá vỡ cảnh quang, môi trường của đồi Vọng Cảnh thì đó mới là cách tốt nhất.
Chúng ta là những người con của Huế, rất yêu Huế nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn phóng khoáng hơn, cởi mở hơn, chứ đừng khắt khe với Huế quá vậy.
Có lẽ ai cũng biết. Một cô gái dù có vẻ bên ngoài dịu dàng, đằm thắm, nết na thôi thì vẫn chưa đủ. Mà còn phải thông minh, tinh tế, tri thức và hiện đại nữa. Có như vậy mới gây được ấn tượng sâu sắc với người đối diện.
Thì Huế cũng vậy, Huế xưa nay vốn được đi vào thơ ca là thành phố cổ kính, mộng mơ và đầy lãng mạn. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Huế một dòng sông Hương như dãi lụa mềm, dãy núi Trường Sơn như bức bình phong hùng vĩ, một rừng thông bạt ngàn xanh thẩm vi vút gió chiều say...
Trong các tour du lịch, chúng ta có làng Hành Hương, khu du lịch sinh thái cộng đồng, thăm nhà vườn... nhưng không có tham quan đồi Vọng Cảnh. Đồi Vọng Cảnh rất thích hợp cho một khu resort vừa cổ kính vừa hiện đại, hài hoà giữa thiên nhiên mà tạo hoá ban cho và bàn tay xây dựng của con người.
Không ai biết nhiều đến đồi VC một cách thực tế vì đường đi có phần vắng vẻ, heo hút... Huế vốn đã nhỏ lại không có nhiều công trình mang kiến trúc hiện đại, khu vui chơi giải trí... Thế thì tại sao chúng ta không thể làm giàu trên mảnh đất vốn được thiên nhiên ban tặng có nhiều lợi thế và tiềm năng?
Chúng ta có thể tự hào giới thiệu với bạn bè trên khắp thế giới về con người, cảnh vật, văn hoá ẩm thực... của Huế bằng cách thiết thực nhất với một khu resort hơn là chỉ để gìn giữ lưu truyền trong thơ ca?
Năm 2012 là năm mà Huế được chọn là năm du lịch, Huế cũng sắp trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Xây dựng Huế và mở mang Huế là để đánh thức tiềm năng vốn có của Huế, làm cho Huế phát triển mạnh cả du lịch, kinh tế, văn hoá và đời sống của người dân sẽ đi lên.
Huế cần giữ nét cổ kính nhưng phải hiện đại hoá để phù hợp với quy mô, yêu cầu phát triển của thời đại. Không nên vì sự gìn giữ bảo vệ cảnh quan di sản văn hoá cố đô mà cứ khư khư bảo thủ. Thay đổi không phải làm mất đi mà là để phát huy, duy trì, tôn tạo, cải tạo để Huế ngày một phát triển mạnh hơn, hoàn thiện hơn và bền vững hơn.
Đồi Vọng Cảnh sẽ đẹp hơn, mơ màng hơn, kiêu hãnh hơn khi nó được khoát lên mình chiếc áo mới là một khu resort cổ kính nhưng không kém phần hiện đại.
Thật xúc động biết bao khi đọc bài bút ký " Ai đã đặt tên cho dòng sông " của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã có một cái nhìn rất tinh tế , bao quát, mới lạ... về dòng sông Hương...
Biết đâu, khi có một khu resort ở nơi này thì cũng sẽ có thêm nhiều người có những cảm nhận về sông Hương khác lạ, thú vị và tuyệt vời hơn nữa.
Huế như một viên ngọc sáng, và cần làm cho viên ngọc đó sáng hơn nữa, lấp lánh hơn nữa... Có như thế thì Huế mới thật sự là một điểm đến lý tưởng. Cổ kính nhưng hiện đại, dịu dàng mà quyến rũ, lãng mạn mà nên thơ, hư ảo mà thật đến vô cùng...
Trên đây cũng chỉ là ý kiến chủ quan của riêng tôi. Một giọt sáng chợt loé lên trong đầu làm tôi nghĩ đến bài viết này như là để góp thêm một cách nhìn về Huế, về một thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng...
Ngồi nơi đây có thể nhìn xuống đường Đặng Thái Thân để nghe từng nhịp Huế đi qua thật chậm. Bên cạnh những tách trà, cafe... là những câu chuyện mà theo tôi nghĩ là ít nhiều đều có liên quan đến lịch sử, đến đời sống và sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Rồi những bức tranh được bày biện một cách trang trọng để mọi người dễ dàng chiêm ngưỡng và cũng là để kích thích sự tìm tòi, hiểu biết của giới trẻ về lịch sử văn hoá nước nhà. Đó cũng là cách để " dân ta phải biết sử ta " hơn.
Nhìn những cây sứ đang ra hoa với tán lá xum xuê, xanh mướt mà tôi cứ liên tưởng đến mái tóc mượt mà óng ả của người thiếu nữ Huế, được điểm trang bằng những chiếc kẹp hoa sứ trắng vàng xinh xắn, trông rất dịu dàng mà đầy kiêu hãnh, quý phái.
Ở phía bên kia nhìn xuống dưới là hồ sen. Những búp sen yểu điệu nghiêng mình như cúi chào những người khách tha phương...
Tất cả các mùi hương như quyện lại, theo gió phảng phất trong một không gian mở trông đẹp đến lạ lùng...
Cách đây không lâu, báo chí đều phản ảnh việc dùng lầu Tứ Phương Vô Sự làm quán cafe. Theo tôi nghĩ " cafe TPVS " cũng là việc " mở mang " Huế đó thôi, và cũng là một cách để giới thiệu với du khách. Nếu như không có quán cafe này thì liệu mấy ai được biết đến lầu TPVS. Tuy nhiên cafe TPVS cũng nên chăm chút kỹ hơn đến cách ăn mặc của nhân viên.
Một tà áo dài tím thướt tha, một phong cách phục vụ nhẹ nhàng, niềm nở, lịch sự... Ngoài ra cần có những bàn ghế kiểu cổ bằng chất liệu gỗ, hoà điệu với những bản nhạc Huế du dương, trầm bổng... sẽ là một cảm giác thi vị, thư thái, hoài cổ cho những ai đến đây.
Tuy có một điều làm tôi băn khoăn là làm sao vẫn giữ được quán cafe mà lại không làm ảnh hưởng đến bên trong của lầu TPVS. Vì ở đó cần được giữ nguyên hiện trạng như vẻ ban đầu vốn có của nó thì sẽ tốt hơn...
Nói đến lầu Tứ Phương Vô Sự tôi chợt nhớ lại nhiều năm trước cũng có một dự án xây dựng nhà hàng, khách sạn trên đồi Vọng Cảnh.
Một ý kiến hay. Nhưng lại không được sự đồng tình ủng hộ của công chúng. Thật ra, cũng không hẳn là người ta không đồng tình, mà có lẽ do có nhiều sự bất hợp lý, không khả thi trong dự án này.
Xây dựng mà vẫn không làm phá vỡ cảnh quang, môi trường của đồi Vọng Cảnh thì đó mới là cách tốt nhất.
Chúng ta là những người con của Huế, rất yêu Huế nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn phóng khoáng hơn, cởi mở hơn, chứ đừng khắt khe với Huế quá vậy.
Có lẽ ai cũng biết. Một cô gái dù có vẻ bên ngoài dịu dàng, đằm thắm, nết na thôi thì vẫn chưa đủ. Mà còn phải thông minh, tinh tế, tri thức và hiện đại nữa. Có như vậy mới gây được ấn tượng sâu sắc với người đối diện.
Thì Huế cũng vậy, Huế xưa nay vốn được đi vào thơ ca là thành phố cổ kính, mộng mơ và đầy lãng mạn. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Huế một dòng sông Hương như dãi lụa mềm, dãy núi Trường Sơn như bức bình phong hùng vĩ, một rừng thông bạt ngàn xanh thẩm vi vút gió chiều say...
Trong các tour du lịch, chúng ta có làng Hành Hương, khu du lịch sinh thái cộng đồng, thăm nhà vườn... nhưng không có tham quan đồi Vọng Cảnh. Đồi Vọng Cảnh rất thích hợp cho một khu resort vừa cổ kính vừa hiện đại, hài hoà giữa thiên nhiên mà tạo hoá ban cho và bàn tay xây dựng của con người.
Không ai biết nhiều đến đồi VC một cách thực tế vì đường đi có phần vắng vẻ, heo hút... Huế vốn đã nhỏ lại không có nhiều công trình mang kiến trúc hiện đại, khu vui chơi giải trí... Thế thì tại sao chúng ta không thể làm giàu trên mảnh đất vốn được thiên nhiên ban tặng có nhiều lợi thế và tiềm năng?
Chúng ta có thể tự hào giới thiệu với bạn bè trên khắp thế giới về con người, cảnh vật, văn hoá ẩm thực... của Huế bằng cách thiết thực nhất với một khu resort hơn là chỉ để gìn giữ lưu truyền trong thơ ca?
Năm 2012 là năm mà Huế được chọn là năm du lịch, Huế cũng sắp trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Xây dựng Huế và mở mang Huế là để đánh thức tiềm năng vốn có của Huế, làm cho Huế phát triển mạnh cả du lịch, kinh tế, văn hoá và đời sống của người dân sẽ đi lên.
Huế cần giữ nét cổ kính nhưng phải hiện đại hoá để phù hợp với quy mô, yêu cầu phát triển của thời đại. Không nên vì sự gìn giữ bảo vệ cảnh quan di sản văn hoá cố đô mà cứ khư khư bảo thủ. Thay đổi không phải làm mất đi mà là để phát huy, duy trì, tôn tạo, cải tạo để Huế ngày một phát triển mạnh hơn, hoàn thiện hơn và bền vững hơn.
Đồi Vọng Cảnh sẽ đẹp hơn, mơ màng hơn, kiêu hãnh hơn khi nó được khoát lên mình chiếc áo mới là một khu resort cổ kính nhưng không kém phần hiện đại.
Thật xúc động biết bao khi đọc bài bút ký " Ai đã đặt tên cho dòng sông " của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã có một cái nhìn rất tinh tế , bao quát, mới lạ... về dòng sông Hương...
Biết đâu, khi có một khu resort ở nơi này thì cũng sẽ có thêm nhiều người có những cảm nhận về sông Hương khác lạ, thú vị và tuyệt vời hơn nữa.
Huế như một viên ngọc sáng, và cần làm cho viên ngọc đó sáng hơn nữa, lấp lánh hơn nữa... Có như thế thì Huế mới thật sự là một điểm đến lý tưởng. Cổ kính nhưng hiện đại, dịu dàng mà quyến rũ, lãng mạn mà nên thơ, hư ảo mà thật đến vô cùng...
Trên đây cũng chỉ là ý kiến chủ quan của riêng tôi. Một giọt sáng chợt loé lên trong đầu làm tôi nghĩ đến bài viết này như là để góp thêm một cách nhìn về Huế, về một thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng...
Đó không chỉ là quan điểm bảo tồn riêng cho Cố đô Huế mà còn cho cả các di tích cổ ở nước ta.
Chúc RH ngày vui nhé!
ăn bánh Trung Thu, uống trà, nghe nhạc nè , được chưa?
khờ khạo lắm ngu ngơ lắm/ Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”. Đọc lại hí ! : Rat_Hue71
21:50 04-08-2011 " RH đã nhiều..
khờ khạo lắm ngu ngơ lắm/ Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”. Đọc lại hí ! : Rat_Hue71
21:50 04-08-2011 " RH đã nhiều lần viết hộ thiệp cưới cho
người ta. Lúc đầu thì RH viết cũng nghiêm túc lắm, nhưng càng về sau thì... tay
vẫn viết mà tâm thì ngủ, nên tên của chú rể cũng là tên của ... bố chú rể,
hì...
Vì thế mà RH sợ phải viết thiệp cưới lắm, nên...
không dám lấy chồng luôn, hihi...”
Đọc
"còm" này của Rat_Hue71 trên blog của bác Vĩnh Ba , mình nhớ đến thơ
J. Leiba quá hè :
“ Hôm qua em đến mái đông lân
Cô gái khâu thêu luống ngại ngần
Tơ lụa bộn bề quần áo cưới
Vội vàng cho khách kịp ngày xuân
Duyên mình hờ hững hộ duyên ai
Cô gái đông lân dáng ngậm ngùi
Ngán nỗi năm năm đưa chỉ thắm
Phòng không may áo cưới cho người!...”
Hì! Hì ! Chọc chơi , đừng giận nghe !
Thời gian cũng dài quá rồi o ơi!
Bài mới đi o. Hay o đợi cho đủ một tháng mới chịu viết há!
Ít nhất cũng được... một lồng ngượi..."comment"
Tứ Phương Vô Sự thăng trầm
Có Đồi Vọng Cảnh tưng bừng nở hoa...
..
Ít nhất cũng được... một lồng ngượi..."comment"
Tứ Phương Vô Sự thăng trầm
Có Đồi Vọng Cảnh tưng bừng nở hoa...
Hahaha.
Có Sông Hương chảy bên chia ly chiều
Có Ngự Bình ngã bóng xiêu
Tiễn người đi thuở chiến chinh chưa về ...
Rất vui khi RH đến thăm blog ĐGD để trao đổi tâm tình. Truyện ngắn " Người ngợm " không phải là truyện ngắn mà mình ưng ý nhất trong những truyện ngắn của mình tải trên blog đâu. Hy vọng khi RH đọc hết những truyện ngắn của mình sẽ hiểu vì sao mình lại nói như vậy. Chúc RH sẽ có những bài viết ngày càng sắc sảo và tinh tế.
Cũng giống như đi chùa H..
Cũng giống như đi chùa Huyền Không Sơn thượng, mọi người chỉ nghĩ đến cảnh đẹp và chụp hình kỷ niệm chứ mấy ai nghĩ tới chuyện tu tâm hành đạo. Vậy chùa để du lịch ư?
Tuy nhiên, không sao đâu. Mỗi người mỗi ý là bình thường. Bài học sẽ rút ra sau những lời tranh luận đầy thân mến.
Khuyết đài, ngay cổng sau của Hoàng thành Huế, là một trong những di
tích lịch sử nằm trong quần thể di t..
Khuyết đài, ngay cổng sau của Hoàng thành Huế, là một trong những di
tích lịch sử nằm trong quần thể di tích cố đô Huế. Lầu Tứ Phương Vô Sự mang nghĩa “mong mọi
sự bình yên cho bốn phương”. Nếu biến nơi đây thành điểm kinh doanh buôn bán, rồi du
khách xả rác, phóng uế bừa bãi tại di tích, làm biến dạng cấu trúc của di tích thì sẽ không còn đúng ý
nghĩa nguyên bản của việc phục dựng lầu nữa.
Quầy tính tiền được chủ đầu tư xây thêm bên trong lầu nhưng vẫn được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho phép.Ảnh: Đình Dũng Lầu TPVS biến thành quán cà phê Nhân viên phục vụ ... cà phê? Khách tham quan di tích ịch sử ?